- 24 Tháng Năm, 2017
- Posted by: marketing
- Category: Kinh nghiệm giảm chấn Ô Tô

Xe hơi là cả một hệ thống vận hành đồng bộ với nhau nhờ vào sự kết hợp hợp đồng bộ của từng bộ phận. Vậy sau 50.000km đường trường thì các bộ phận còn kết hợp ăn khớp với nhau như vậy nữa hay không?
Sau khi chạy được quãng đường 50.000km thì xế yêu sẽ không thể vận hành mạnh khỏe như lúc ban đầu được nữa. Hãy kiểm tra, thay thế nếu cần những bộ phận dưới đây để đảm bảo an toàn và giúp cho xế yêu phục hồi sức khỏe để đồng hành cùng bạn trên những chặng đường tiếp theo nhé!
1. Dây curoa cam
Nếu xe bạn đã đi được 50.000km hoặc đã sử dụng 5 năm thì đây là bộ phận cần được thay đầu tiên. Dây curoa cam (hay còn gọi là dây đai cam) có chức năng truyền động từ động cơ để điều chỉnh sự di chuyển của xupap trong kỳ nạp và kỳ xả. Trường hợp dây đai bị đứt, truyền động từ động cơ lên trục cam sẽ mất, lúc này xe không nổ được máy, tuy nhiên trục khuỷu vẫn còn quay và đưa các piston di chuyển đập vào xupap lúc này đã ngừng hoạt động. Nếu bạn không phát hiện dây cam đã đứt, bạn sẽ tiếp tục đề lại máy và gây hiện tượng cong các xupap này (đội xupap), chi phí sửa chữa chúng là không hề nhỏ đâu nhé, tốn kém cực kỳ.
Vì vậy nên thay dây cam sau 50.000km, chi phí thay dây không đáng kể nên sẽ không quá bào mòn túi tiền của bạn đâu nhé!
2. Má phanh
Hãy căn cứ vào điều kiện đường xá và địa hình mà ô tô thường xuyên phải di chuyển để quyết định tuổi thọ của má phanh. Nếu bạn sống ở vùng cao, thường xuyên phải đi đèo dốc thì nên thay má phanh sau 5 năm sử dụng. Ngược lại, nếu xe di chuyển ở vùng đồng bằng thì có thể dùng má phanh tới 7 năm.
Khi má phanh mòn, bạn sẽ phải đạp chân thắng sâu hơn bình thường, việc đạp thắng sâu hơn đôi khi sẽ làm bạn lầm tưởng là ô tô sẽ dừng êm ái hơn, không bị hiện tượng hành khách bị giật người về phía trước do quán tính, nên nhiều người không muốn thay mà cứ để như vậy. Tuy nhiên nguy hiểm sẽ rình rập bạn trong các tình huống khẩn cấp, chỉ cần chậm đi một giây thôi cũng có thể khiến bạn gặp phải những rắc rối, những tai nạn không lường trước được.
3. Bộ phận đánh lửa
Đây là bộ phận quan trọng nhất quyết định ô tô của bạn có chạy ổn định hay không, các chi tiết trong hệ thống đánh lửa gồm có dây phin cao áp (truyền từ bô bin lửa vào bugi) và bugi đánh lửa. Nhà sản xuất khuyên bạn nên thay bugi sau 50.000km hoặc 80.000km, tuy nhiên với chất lượng đường xá như ở Việt Nam, bạn nên cân nhắc thay bugi khi đạt ngưỡng 50.000km. Nếu để bugi quá cũ, đầu điện cực sẽ bị mòn nên hiệu quả đánh lửa không tốt, dẫn tới xăng không được đốt cháy hoàn toàn và theo ống xả thoát ra ngoài gây hiện tượng tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn bình thường.
4. Béc phun
Có hình dạng gần giống với bugi và chức năng của béc phun cũng quan trọng như bugi. Nhiệm vụ của béc là phun nhiên liệu vào buồng đốt trong của động cơ để bugi làm nhiệm vụ đốt cháy hỗn hợp khí và xăng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dịch vụ xúc béc bằng dung dịch, với giá khá rẻ từ 300 – 500 nghìn đồng, tuy nhiên bạn cần làm thường xuyên để đảm bảo béc luôn sạch, nếu 1 – 2 năm bạn mới súc bằng dung dịch này thì tác dụng rất hạn chế. Khi hoạt động, béc phun sẽ phun xăng vào xuống đốt dưới dạng sương, nếu béc hoạt động quá lâu mà không được vệ sinh thay mới, thì nhiên liệu sẽ bị đọng lại và không vào buồng đốt dưới dạng sương làm giảm hiệu quả đốt nhiên liệu. Ngoài ra chất lượng xăng ở Việt Nam kém cũng nhanh làm béc bị dơ, vì vậy sau 50.000km sử dụng thì bạn cần tháo hẳn béc ra ngoài để súc rửa trực tiếp hoặc tốt nhất là thay mới.
5. Rô tuyn lái
Nhiệm vụ của thanh sắt tuy nhỏ nhưng rất quan trọng này là giúp xe đổi hướng theo sự đánh lái của tài xế. Khi rô tuyn lái bị rơ, ô tô của bạn sẽ bị rung lắc nếu di chuyển tốc độ cao, ngoài ra khi đánh lái gấp tránh chướng ngại vật bánh xe sẽ không phản ứng kịp thời vì nó đã có độ “rơ” từ trước nên có thể gây hiện tượng mất lái. Để kiểm tra rô tuyn lái, bạn quan sát đệm cao su bị mòn hay vỡ chưa, sau đó cầm tay lắc mạnh để kiểm tra độ rơ. Với các dòng xe bình dân, chi phí thay 1 cặp rô tuyn không cao chỉ khoảng từ 1 – 1,2 triệu đồng.
6. Lốp
Anh chàng lốp xe này khá bền bỉ, nhưng một chạy với tốc độ khá “nhỉnh”, bạn hãy chịu khó quan tâm và chiều chuộng những anh chàng gai góc này. Hãy kiểm tra độ mòn của lốp, xem chúng có tổn thương nào không, đặc biệt là trước các chuyến hành trình dài để tránh những cú sốc như “nổ lốp” nhé!
Qua 50.000km đường trường, cao su cũng đã chai và phải đến tuổi phải thay, trên lốp xe có thông số thời gian sản xuất, bạn có thể căn cứ vào đó để chọn thời điểm thay lốp chính xác nhất cho chiếc ô tô của mình nhé!
Bảo vệ xế yêu để có một người bạn đồng hành chất lượng nhất trên mọi hành trình!
Cùng đệm giảm chấn chống rung ô tô TTC Urethane Buffer khám phá những hành trình an toàn và thú vị!
Tổng hợp và biên soạn: Think Think Car Việt Nam