- 13 Tháng Chín, 2017
- Posted by: marketing
- Category: Tin tức liên quan

Tiếp nối bài viết ở phần trước thì trong phần này, bạn sẽ được tìm hiểu tiếp tục về những bộ phận rất dễ bị hư hỏng của ô tô.
Những bộ phận dễ bị hư hỏng
Các khớp cử động đa chiều (rô-tuyn)
Trên các dòng xe trang bị hệ thống treo kiểu MacPherson phía trước và thanh chịu xoắn phía sau (thường trên các dòng xe phổ thông loại nhỏ) thì toàn bộ dàn gầm chỉ có một chi tiết sử dụng khớp cử động đa chiều là thanh cân bằng dọc.
Các rô-tuyn được bôi trơn bằng mỡ với một vỏ cao su bao bọc kín bên ngoài. Nhưng trong điều kiện giao thông tại Việt Nam thì mức độ cử động của các khớp thường rất lớn khiến các bọc cao su bảo vệ mỡ rất nhanh bị rách khiến nước và bụi bẩn bám vào làm rô-tuyn bị rơ nhanh chóng.
Rô-tuyn bị rơ sẽ phát ra tiếng kêu lục cục khi xe di chuyển trên đường xấu và mấp mô thậm chí gây rung động và hỏng các chi tiết khác.
Hệ thống giảm xóc ô tô
Đây là chi tiết phải chịu đựng rất nhiều áp lực lớn. Nó không chỉ gánh đỡ toàn bộ trọng lượng của động cơ xe và hộp số mà còn chịu sự rung lắc khi xe ôm cua hoặc trên đường xóc và nhiệt độ cao của khoang máy.
Khi hệ thống bị hư hỏng hoặc bị vỡ thì độ rung của động cơ xe sẽ không được hấp thụ mà truyền trực tiếp ra hệ thống khung khiến cho xe bị rung đặc biệt là khi đang khởi động lúc vào số hoặc trên đường không bằng phẳng.
Cảm biến khí thải
Trên nhiều loại xe ô tô được sản xuất khoảng 30 năm trước trở về đây, cảm biến khí thải còn gọi là cảm biến ô-xy là bộ phận không thể thiếu. Chức năng của nó là cung cấp thông tin cho hệ thống kiểm soát động cơ về nồng độ của khí thải.
Từ đó hệ thống kiểm soát bơm nhiên liệu sẽ cung cấp lượng nhiên liệu phù hợp để đốt cháy hiệu quả nhất giúp xe đạt hiệu suất vận hành cũng như tiết kiệm nhiên liệu tốt nhất. Ngoài ra, còn giúp giảm ô nhiễm môi trường.
Tắc vòi phun nhiên liệu
Nhiên liệu trước khi được bơm vào bơm vào buồng đốt của động cơ xe sẽ phải qua bộ lọc. Tuy nhiên, những cặn bẩn rất nhỏ vẫn có thể lọt qua lưới lọc và bám trên bề mặt của hệ thống cung cấp nhiên liệu trong đó có vòi phun.
Vòi phun là chi tiết được tạo ra với độ chính xác rất cao bao gồm các lỗ nhỏ li ti để nhiên liệu được phun ra dạng bụi như sương mù và dễ cháy. Cặn bẩn bám ở vòi phun lâu ngày sẽ làm giảm tiết diện của vòi phun hoặc làm tắc một trong số các lỗ phun gây hiện tượng nghèo xăng.
Trên đây là phần tiếp theo của bài Những bộ phận dễ bị hư hỏng trên ô tô mà TTC Việt Nam muốn chia sẻ đến những ai đang sử dụng ô tô. Người dùng khi sử dụng ô tô cần phải lưu ý đến một số bộ phận trên để có thể khắc phục kịp thời.